Xây dựng cầu đường là ngành vô cùng thiếu hụt nhân lực bởi sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Vậy kỹ sư cầu đường sẽ làm những gì? Hoạt động ngành này ra sao? Hãy cùng thoxay.com.vn tìm hiểu bài viết sau:
Công việc của kỹ sư xây dựng cầu đường gồm những gì?
Để xây nên những bệnh viện, trường học, ngôi nhà hay những cây cầu thì các kỹ sư cầu đường có thể chọn một trong hai loại công việc sau đây: giám sát thi công và tư vấn thiết kế công trình. Mỗi vị trí đều có khó khăn và tính chất công việc khác nhau:
Kỹ sư giám sát thi công cầu đường
Kỹ sư giám sát thi công cầu đường là người chịu trách nhiệm giám sát , điều chỉnh và hướng dẫn công việc cho công nhân. Họ phải luôn theo sát và chịu trách nhiệm về chất lượng của một công trình. Công việc của một giám sắt bao gồm:
- Theo dõi tiến độ hoạt động của công trình: Kiểm tra định kỳ về chất lượng thi công của các đội dựa vào khối lượng công việc. Lập hồ sơ để quản lý các đội thi công, theo dõi tiến độ hoạt động theo sổ nhật ký công việc. Phát hiện những sai sót về hồ sơ và quá trình thi công
- Nghiệm thu chất lượng thi công: xác nhận công trình thi công đúng tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghiệm thu hạng mục đạt yêu cầu chất lượng theo quy định và từ chối công trình không đạt yêu cầu. Lập bảng nghiệm thu công việc theo quy định
- Xác nhận công trình đúng với bản thiết kế và quy chuẩn chất lượng
- Đảm bảo thực hiện đúng theo hợp đồng với nhà thầu
- Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý khi xây dựng
Với một kỹ sư đã từng giám sát công trường với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng cầu đường, người kỹ sư có thể lập một công ty tư nhân về đầu tư thi công các công trình xây dựng.
Kỹ sư tư vấn thiết kế
Công việc của một tư vấn viên không phải di chuyển xa đa phần chỉ làm việc ở văn phòng. Khi đảm nhận dự án lớn thì phải trực ở công trường để chỉnh sửa thiết kế. Những phần việc một kỹ sư tư vấn thiết kế phải làm :
- Tiếp nhận các dự án công trình do cấp trên phân công
- Khảo sát, trắc địa khu vực cần thi công công trình
- Làm báo cáo nghiên cứu tính khả thi của công trình và hiệu suất dự án
- Lập ra các biện pháp chi tiết cho thi công, lập bản vẽ và và tính toán số liệu
Để trở thành một kỹ sư cầu đường ngoài các kỹ năng chuyên môn thì công việc này rất phù hợp với những ai chịu khó, có tính cẩn thận và tỉ mỉ.
Chuyên ngành xây dựng cầu đường là học gì?
Để các kỹ sư sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty xây dựng cầu đường,tư vấn thiết kế về mảng xây dựng hạ tầng thì cần trang bị các kiến thức:
- Các sinh viên chuyên ngành cầu và đường được trang bị kiến thức cơ bản cũng như hiểu chuyên sâu về quy hoạch của giao thông, vật liệu, kết cấu, công nghệ và tổ chức quản lý thi công. Trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng tư vấn dự án xây dựng công trình, thiết kế và tổ chức thi công đường bộ, đường bay, cầu thép hay giao thông
- Ngoài ra sinh viên được trang bị kiến thức sử dụng các thiết bị trong công trình như: máy đo khoảng cách, máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy GPS, máy toàn đạc. Sử dụng các phần mềm chung dụng dành cho thiết kế như Matlab, SAP, Civil 3D, Midas/ Civil, Maple, Autocad,…
Một số trường Đại Học được nhiều phụ huynh và thí sinh lựa chọn theo học chuyên ngành xây dựng cầu đường trong nhiều năm gần đây như: Đại học giao thông vận tải TPHCM, đại học Bách Khoa- ĐHQG TPHCM, đại học công nghệ TPHCM, đại học Tôn Đức Thắng, đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM,…Dù chương trình đào tạo mỗi trường sẽ điều chỉnh theo định hướng riêng, nhưng các tân cử nhân sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức để thực hiện công trình xây dựng.
Điều kiện khi đến với ngành xây dựng cầu đường cần những gì?
Tính chất công việc của ngành xây dựng cầu đường bắt buộc các kỹ sư phải thường xuyên xa nhà. Vì vậy sức khỏe tốt, khả năng chịu đựng áp lực công việc cao là yêu cầu hàng đầu để đáp ứng công việc của một kỹ sư.
Để trở thành một kỹ sư cầu đường phải có kiến thức chuyên môn am hiểu về thi công và biết thiết kế, biết tính toán và cách quản lý các hạng mục cũng như kiến thức về luật xây dựng. Kiến thức xã hội và óc sáng tạo, tưởng tượng là năng khiếu khi đến với nghề.
Yêu cầu về kỹ năng giao tiếp và thuyết trình để thuyết phục đối tác và nhà đầu tư vào các dự án thiết kế của mình. Mỗi công trình đều có khía cạnh và vị trí khác nhau nên hình thức quản lý cũng khác nhau. Do đó một số quy định không thể giải quyết bằng pháp luật nên các kỹ sư cần tận dụng mối quan hệ của mình khi có vấn đề phát sinh.
Thái độ của một kỹ sư xây dựng cầu đường đánh giá đạo đức họ có trách nhiệm với nghề nghiệp hay không? Cần chuyên tâm với những dự án mình đã đảm nhiệm và luôn tự học để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn.
Ngành xây dựng cầu đường thiếu hụt nhân lực
Xây dựng là ngành tương đối đa dạng về vị trí công việc. Các kỹ sư xây dựng có rất nhiều cơ hội làm việc tốt với điều kiện phát triển cao trong ngành.
Hiện nay, cả nước có gần 78.000 doanh nghiệp xây dựng trong đó có 4 triệu lao động. Dự tính đến năm 2020 nhân lực trong ngành xây dựng cầu đường phải đạt gấp đôi. Việt Nam dành ra 30-40% GDP/ năm đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình văn hóa, dịch vụ, đô thị hóa.
Các dự án xây dựng ngày càng nhiều, số lượng nhân sự lại không đáp ứng đủ. Cơ cấu trung bình của Việt Nam giữa kỹ sư và người có trình độ là 1:1,3 trong khi trên thế giới là 1:4. Từ đó cho thấy sự thiếu hụt nhân lực trong ngành xây dựng. Cũng theo tỷ lệ sinh viên khoa kỹ thuật công trình làm đúng nghề đào tạo sau khi ra trường hơn 98%.