Nhà cấp 4 là loại phổ biến nhất tại Việt Nam. Đây là kiểu nhà hợp với mọi túi tiền của người dân nên được nhiều người quan tâm. Vậy đâu là cách làm móng nhà cấp 4 gia cố và tiết kiệm chi phí.
Yếu tố trong các cách làm móng nhà cấp 4
Trước khi thi công cần phải khảo sát địa hình. Điều này sẽ giúp cho bạn lựa chọn được loại móng phù hợp với ngôi nhà. Để xây nhà được kiên cố và chặt chẽ người ta thường chọn loại đất cát. Việc khảo sát này đem đến cho gia đình bạn môi trường sống tốt và khô ráo.
Hiện nay có nhiều loại móng nhà cấp 4 và nó phù hợp với từng kiểu nhà riêng biệt. Vì vậy không nên tùy ý thiết kế móng nhà không phù hợp. Cần phải có sự tham khảo và tìm hiểu loại móng nhà cho phù hợp.
Cách làm móng nhà cấp 4 hiệu quả là phải đảm bảo chất lượng nguyên liệu trong xây dựng. Lựa chọn một loại nguyên vật liệu để đổ móng nhà là điều rất quan trọng. Hãy chọn những nguyên liệu có chất lượng tốt để giúp công trình của bạn được đảm bảo sự an toàn và kết cấu của móng được bền bỉ.
Các trường hợp làm móng nhà cấp 4
Khi làm móng nhà cấp 4 trên đất yếu như đất san lấp, đất ao ruộng thì việc đầu tiên là lựa chọn loại móng phù hợp. Việc làm móng xây nhà phải được làm theo quy trình, cần khảo sát địa đất xem độ dày của lớp đất bùn yếu bên dưới là bao nhiêu. Nếu lớp đất yếu bên dưới quá lớn thì phải sử dụng các loại cọc có chiều dài lớn để xử lý. Nếu lớp đất yếu bên dưới có độ dày nhỏ thì có thể sử dụng các vật liệu giá rẻ để xử lý như cọc tre, bạch đàn,…
Làm móng xây nhà tại các vị trí có lớp đất tốt giúp tiết kiệm chi phí. Chỉ cần sử dụng những loại móng nông thi công lại đơn giản. Có thể xây móng nhà bằng đá hộc, móng bè. Độ sâu của móng nhà cấp 4 từ 0.5m – 1.5m. Phía dưới trải đá 4 x 6, 3 x 4 hoặc đá hộc. Bên trên tiến hành lắp đặt đà kiềng và đổ móng theo bản thiết kế.
Trường hợp phải sử dụng loại móng sâu thì bên dưới có thể sử dụng cọc cừ tràm để xử lý đất yếu. Với độ dày đất yếu 4m thì nên chọn loại cừ tràm dài từ 3.5m trở lên, đường kính từ 8 – 10 cm. Khi đóng cừ tràm thì đào sâu mặt lớp đất yếu rồi đóng cừ từ 25 đến 30 cây/m2. Sau đó trải đá để tiến hành đặt cốt thép rồi đổ móng.
Cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu
Bạn có thể thực hiện thay đổi hình dạng và kích thước móng khi xây nhà trên nền đất yếu. Nó sẽ giúp cải thiện việc chịu được lực tải trọng lớn và độ biến dạng của nền nhà. Khi tăng diện tích lên móng sẽ giúp giảm áp lực lên bề mặt và làm giảm độ lún. Biện pháp này tuy hiệu quả nhưng sẽ không phù hợp với những loại đất có tính lún tăng giảm theo chiều sâu.
Thay đổi chiều sâu chôn móng là một trong những cách mà nhiều người áp dụng khi làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu. Chiều sâu chôn móng chính là độ sâu từ mặt đất đến hố móng. Việc thay đổi chiều sâu sẽ giải quyết được vấn đề lớn cũng như tăng khả năng chịu tải của nền. Thực hiện tăng chiều sâu chôn móng là giảm chỉ số chịu tải của nền và giảm hiệu suất gây lún.
Sử dụng cọc tre, tràm và móng cọc được coi là biện pháp truyền thống cho những công trình có nền đất yếu. Cần dự tính độ chịu lực và độ lớn của cọc tre cũng như cặp tràm bằng phương pháp tính toán thông thường. Sử dụng các loại cọc trong điều kiện đất nền và tải trọng không hợp lý thì chống lún bằng những loại có tiết diện nhỏ là điều cần thiết. Đối với loại đất yếu thì móng cọc được đặt trên đầu cọc để tạo thành những nhóm cặp liên kết đem đến một khối vững chắc.
Cũng có thể xử lý việc xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu bằng cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng phù hợp với công trình. Có thể thay đổi móng đơn bằng móng băng giao thoa hoặc móng bè. Độ cứng càng lớn thì sự biến dạng càng bé đi và độ lớn sẽ giảm dần.
Trường hợp gia cố móng nhà cấp 4
Sau một thời gian sử dụng thì tình trạng nhà bị xuống cấp và bị nứt nẻ sụt lún. Do quá trình khảo sát địa chất không kỹ nên móng nhà kém chất lượng. Trong quá trình thiết kế độ sâu của móng không được tương ứng với lực ép của ngôi nhà. Ngoài ra một phần lý do chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo. Vì vậy gia chủ cần phải gia cố móng nhà cấp 4 đã xuống cấp.
Trường hợp nhiều gia đình có điều kiện kinh tế muốn xây lại nhà khang trang thì gia cố móng nhà cấp 4 để lên tầng. Đây là vấn đề để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như thẩm mỹ. Tuy nhiên việc phá bỏ để xây dựng lại là rất tốn kém và lãng phí. Vì vật nên tận dụng nền móng cũ và gia cố thêm để giúp nó có khả năng chịu lực tốt hơn và cần thiết hơn.
Nói tóm lại có rất nhiều cách làm móng nhà cấp 4 và nhiều trường hợp làm móng. Tùy theo nền đất xây dựng và mục đích ngôi nhà mà có cách làm móng khác nhau.