Nếu đã tìm hiểu về ngành xây dựng, chắc hẳn bạn đã nghe đâu đó về chứng chỉ năng lực trong hoạt động xây dựng. Nhưng bạn vẫn chưa hiểu về chứng chỉ này, bạn đang không biết liệu chứng chỉ này có bắt buộc hay không ? Sau đây là những thông tin sẽ giúp bạn gỡ bỏ những thắc mắc trong lòng về vấn đề này.
Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản thông tin đánh giá năng lực của Bộ và Sở xây dựng với tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời đây là quyền hạn, điều kiện năng lực của tổ chức tham gia xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định 59/2015/NĐ-CP các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực: thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng; lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư, khảo sát xây dựng; tư vấn lập quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Bộ xây dựng.
Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Để được cấp chứng chỉ thì cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm:
-
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
- Bản quy trình quản lý công việc; hệ thống quản lý chất lượng của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
- Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức kèm theo hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện để chứng minh.
- Bản kê khai kinh nghiệm năng lực tài chính trong thời gian 03 năm đến thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
- Bản danh sách các cá nhân chủ chốt phải có hợp đồng từ 12 tháng trở lên, nhân viên, công nhân kỹ thuật có liên quan, kèm theo chứng chỉ, văn bằng của cá nhân.
Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?
Theo điều 57 nghị định số 100/2018/NĐ-CP Chính Phủ quy định, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải là doanh nghiệp theo quy định của tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng và dựa theo quy định của Pháp luật. Không có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ không được tham gia nghiệm thu và quyết toán công trình.Ngoài ra còn đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động xây dựng tại nghị định 100/2018.
Chứng chỉ năng lực xây dựng là điều kiện bắt buộc đối khi tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định theo điều 59 đến 67 Nghị định 59/2015/NĐ-CP khi tham gia hoạt động xây dựng thì các tổ chức phải có đủ điều kiện về mặt thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình xây dựng; Quản lý dự án, chi phí đầu tư xây dựng; kiểm định, giám sát thi công công trình; thi công xây dựng; khảo sát công trình xây dựng; lập quy hoạch xây dựng.
Thời gian và hiệu lực của chứng chỉ năng lực
Bất kể thông tin nào cũng có thời gian và hiệu lực giới hạn, chứng chỉ năng lực hoạt động cũng không ngoại lệ. Chỉ có hiệu lực sử dụng tối đa trong vòng 5 năm nên các cá nhân tổ chức phải làm thủ tục xin cấp lại khi có nhu cầu sử dụng hoặc chứng chỉ năng lực hết hiệu lực.
Trường hợp cấp bách khi nội dung chứng chỉ năng lực có sự thay đổi thì cần phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày sau khi có thông báo.
Thời hạn và hiệu lực của chứng chỉ hoạt động xây dựng luôn tuân theo quy định của pháp luật
Theo khoản 26 điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 59 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định phạm vi hoạt động chứng chỉ năng lực:
- Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng I: Được thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các dự án và các cấp cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.
- Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng II: Được thực hiện giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II, dự án từ nhóm B trở xuống được ghi trong chứng chỉ năng lực.
- Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng III: Được thực hiện giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III, dự án nhóm C trở xuống được ghi trong chứng chỉ năng lực.
Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Căn cứ theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng do chính phủ ban hành mà các điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định như sau:
Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng:
- Với dự án, công trình như nhà máy điện hạt nhân, sản xuất vật liệu nổ, nhà máy hóa chất độc hại và các cá nhân đảm nhận vai trò chủ chốt ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì cần phải bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về dự án.
- Nội dung đăng ký chứng hỉ phải phù hợp với nội dung kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
- Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có bìa màu xanh nhạt, kích thước 21 x 29,7 cm
Hồ sơ cần chuẩn bị để làm chứng chỉ năng lực xây dựng:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong hoạt động xây dựng theo quy định của Bộ xây dựng;
- Hệ thống quản lý chất lượng theo từng lĩnh vực, quy trình quản lý thực hiện công việc;
- Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan;
- Danh sách, kinh nghiệm kèm theo hợp đồng lao động, chứng chỉ hành nghề của cá nhân chủ chốt ;
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức, bản kê khai năng lực tài chính, máy móc thiết bị theo yêu cầu bên đối tác;
Vậy chứng chỉ năng lực trong hoạt động xây dựng là một thủ tục không thể thiếu khi đơn vị, tổ chức muốn tham gia xây dựng. Chứng chỉ này quyết định giai đoạn “ tiền xây dựng” về mặt nghiệm thu và quyết toán cho cả công trình. Đây cũng được xem như một lời cam kết của đơn vị thi công trong việc luôn nỗ lực hoàn thiện để mang đến sản phẩm chất lượng nhất.