Đô thị hiện đại phát triển, các doanh nghiệp,nhà ở được xây dựng ngày càng nhiều. Vậy làm thế nào để tiết kiệm điện năng và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cho biết việc xây nhà bằng vật liệu xanh giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cần dùng vật liệu xanh trong xây dựng hiện đại
Vật liệu chiếm 70% giá thành trong tổng công trình. Việc sử dụng vật liệu hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong xây dựng. Các nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên hiện nay đang dần bị khai thác triệt để. Nhu cầu này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sống.
Để giảm tác động đến tài nguyên môi trường cần sử dụng các vật liệu xanh có chất lượng tương đương và mang tính ưu việt hơn sản phẩm truyền thống.
Vật liệu xanh trong xây dựng có trách nhiệm với môi trường vì nó có sức ảnh hưởng xuyên suốt quá trình sau khi hoàn thành xây dựng. Mục tiêu hướng đến của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là đưa vật liệu xanh trở thành xu thế. Để đạt được điều này thì các vật liệu phải đạt yêu cầu về mặt ít tiêu tốn năng lượng và tiết kiệm điện năng khi sử dụng.
Một số công nghệ mới được đưa vào sản xuất như sản xuất gạch không nung, gạch nhẹ, gỗ nhân tạo thay thế cho các loại gạch nung và gỗ tự nhiên. Gỗ nhân tạo có tính chịu nước, chịu mòn tốt hơn các loại gỗ tự nhiên. Một số phế thải từ nhiều ngành có thể tạo ra các vật liệu bảo vệ môi trường, tiết kiệm được tài nguyên mà chất lượng lại cao hơn.
Ngoài ra hình thức dùng vật liệu xanh thân thiện môi trường là tái sử dụng lại sản phẩm xây dựng cũ. Các nước Châu Âu luôn ưu tiên dùng các loại bê tông, gạch xây từ phế thải. Đây cũng là hướng phát triển mà Việt Nam sẽ áp dụng trong thời gian tới. Sử dụng cát đen để chế tạo bê tông là biện pháp khai thông dòng chảy sông ngòi, sẽ giảm đáng kể được giá thành trong xây dựng.
Các loại vật liệu xanh thân thiện môi trường được tin dùng nhất hiện nay
Rất nhiều loại vật liệu xanh được đề cao sử dụng, đứng đầu là các loại vật liệu không nung và vật liệu tái sử dụng.
Bê tông thực vật là vật liệu dùng lát sàn, vỉa hè, các lối đi mọc cỏ giảm thiểu sử dụng bê tông. Sử dụng bê tông thực vật cải thiện hấp thu nước, chống tù đọng.
Bên cạnh đó còn có một số loại bê tông được tái chế từ tro bay. Chúng được hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu than đá trong nhà máy chạy than. Khi một cốt bê tông đã hoàn thành mục tiêu thi có thể nghiền nát để làm vật liệu đường xá và dùng chung cho bê tông mới.Trên thị trường còn có các loại bê tông khác như bụi thép, bê tông mùn cưa. Loại này có khả năng hấp thụ khí CO2 trong quá trình làm cứng, do sử dụng từ phế thải nên được đánh giá cao tính thân thiện môi trường.
Tôn lợp sinh thái là vật liệu lợp mái có hình dáng giả ngói. Chúng được sản xuất từ nguyên liệu tái sinh nên có trọng lượng nhẹ với kiểu dáng lượn sóng. Tôn có khả năng chịu được lốc xoáy, gió bão, chống nóng và chống ồn. Đây là vật liệu rất thích hợp trong xây dựng khu vực miền Trung chống các đợt giông bão. Sửa chữa mái cũ cũng dễ dàng vì trọng lượng tôn rất nhẹ, đặc biệt còn chống gỉ với môi trường muối biển.
Ngói không nunglà vật liệu được đúc ép bằng xi măng hoặc ép nóng hỗn hợp của nhựa PP và vỏ trấu. Ngói được tạo ra với trọng lượng bằng ¼ ngói thông thường. Hiện nay ngói lợp không nung rất được ưa chuộng không những về độ bền và tuổi thọ cao mà còn thân thiện với môi trường. Ngoài ra còn có ngói từ đất sét tự nhiên và gạch, khi hết chu kỳ sử dụng hoặc hỏng thì họ tái chế hỗn hợp thành tấm ngói mới.
Gỗ ốp tườngđược sản xuất từ công nghệ ép vụ gỗ chiếm 97% và 3% là keo kết dính. Sau khi thành phẩm gỗ được dùng làm vách công trình. Với ưu điểm không mối mọt, không cong và chống cháy nên được sử dụng nhiều hơn gỗ tự nhiên. Một ưu điểm nữ của gỗ ốp tường là kích thước tiêu chuẩn và trọng lượng nhẹ dễ dàng cho việc nâng tầng.
Ứng dụng vật liệu xanh trong nội thất hiện đại
Vật liệu xanh được sử dụng trong nội thất nhà ở có kết cấu đơn giản, chất lượng tốt, thuận lợi cho sản xuất sản lượng cao. Hiện nay, vật liệu xanh trong nội thất đang dần chiếm lĩnh các vật liệu tự nhiên.
Những loại vật liệu giảm tác động tiêu cực vào môi trường trong quá trình xây dựng và sử dụng nằm trong phạm vi nhà tiêu dùng hướng tới. Các vật liệu có khả năng tái chế, toàn hoàn với việc khai thác hợp lý như tre, gỗ. Các loại vật liệu tái chế như giấy bìa, thủy tinh, kim loại và các loại rác thải công nghiệp. Với nhu cầu kiến trúc hiện đại và đổi mới, việc sử dụng đồ tái chế đang là xu hướng của các kiến trúc sư bảo vệ môi trường.
Một số hộ gia đình theo phong cách Châu Âu thường sử dụng sản phẩm lát sàn tre thay sàn gỗ để ngăn chặn tình trạng phá rừng hiện nay. Sàn tre được sản xuất với công nghệ ép sợ và sử dụng nhiệt giúp tăng cường độ bền vững. Sử dụng đá với nhiều vị trí trong ngôi nhà như làm mặt bàn, ốp lát tường, ốp lát cầu thang,…Đây là vật liệu tự nhiên rất dễ tìm và sử dụng linh hoạt trong nội thất. Không chỉ đem lại không gian sang trọng mát mẻ mà đá còn có khả năng cách nhiệt, cách âm cao.
Vật liệu xanh trong nội thất còn gặp nhiều khó khăn về chất lượng nguồn nguyên liệu cũng như khả năng tiếp cận người dùng. Tuy nhiên, với dự sáng tạo trong trang trí nội thất của các kiến trúc sư thì tương lai vật liệu xanh dần phát triển theo xu hướng của thế giới. Nâng cao và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần xây dựng môi trường xanh là những gì vật liệu xanh đang hướng tới.
Cơ hội phát triển vật liệu xanh tại Việt Nam
Việc phát triển vật liệu xanh tại Việt Nam đang có thuận lợi từ công trình Xanh. Từ thông tin của bộ xây dựng hiện nay có 3 sản phẩm gạch không nung gồm gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông bọt đạt và gạch block xi măng cốt liệu. Nếu công trình có tường được xây dựng bằng vật liệu không nung, ngoài khả năng cách âm, cách nhiệt tốt giúp giảm chi phí tiêu thụ năng lượng. Tại Việt Nam, việc phát triển vật liệu xanh đang là một xu hướng tất yếu của thị trường bất động sản.
Hiện nay đã có 53 tỉnh, thành phố đã xây dựng, ban hành lộ trình sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng thay cho vật liệu thủ công. Trong đó 25 địa phương đã xây dựng chính sách sử dụng vật liệu xây dựng không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung. Đến nay, tổng sản lượng gạch không nung chiếm 28% lượng gạch xây dựng trong cả nước.
Tại các giảng đường, viện nghiên cứu đang soạn giáo trình chuyên sâu về hướng dẫn thiết kế, thi công, định mức tiêu hao cho một đơn vị khối lượng xây dựng sử dụng vật liệu xanh để đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp”.
Bộ Xây dựng tiếp tục việc xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích sử dụng sản xuất những loại vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Xây nhà bằng vật liệu xanh cần được công bố rộng rãi hơn để người dân và doanh nghiệp tiếp cận thay thế vật liệu xây dựng cũ.