Mỗi dự án, mỗi công trình luôn có một dự toán riêng đi kèm dựa vào quyết toán để xác định tổng giá trị cuối cùng của dự án, công trình đó. Thực hiện hồ sơ quyết toán công trình xây dựng là một thủ tục cần có để đôi bên giữa giao thầu và nhận thầu đều có lợi.
Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng
Để bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi hoàn thành công việc đúng theo như hợp đồng thì cần có hồ sơ quyết toán công trình xây dựng. Hai bên cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc quyết toán để đảm bảo quyền lợi đôi bên. Cụ thể :
Đối với bên giao thầu:
- Bản vẽ, dự toán công trình; bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình.
- Biên bản nghiệm thu từng hạng mục, nhật ký công trình giữa các bên : chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát.
- Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thiết kế, hóa đơn phần thi công, hóa đơn phần thẩm tra hồ sơ thiết kế đối với những công trình cần thẩm định hồ sơ thiết kế.
- Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có.
Đối với bên nhận thầu:
- Bản vẽ công trình, bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình dựa trên khối lượng thi công, định mức xây dựng.
- Biên bản nghiệm thu từng hạng mục, nhật ký công trình giữa các bên : chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát.
- Chứng từ hóa đơn vật tư, chi phí nhân công, bảng phân bổ chi phí.
- Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn đầu ra.
- Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có.
- Bảng tính giá thành công trình : vật tư, chi phí, nhân công.
Quy trình lập hồ sơ quyết toán công trình xây dựng
Nhiều người còn băn khoăn không biết bắt đầu quy trình lập hồ sơ quyết toán công trình xây dựng từ đâu. Làm sao cho hợp lý và đúng nhất, sau đây là hướng dẫn đơn giản có thể giúp ích cho các bạn:
Bước 1: Dựa theo bản vẽ hoàn công có thể tính khối lượng thực tế xây dựng của các loại công tác. Dựa vào đơn giá thị trường chi phí vật tư, máy móc, nhân công để tính ra chi phí trực tiếp.
Bước 2: Tùy theo hướng dẫn và thông báo về lập dự toán và quy định hệ số điều chỉnh kết hợp với chi phí của thời điểm làm quyết toán mà có thể thay đổi giá cả vật liệu, hệ số hay tỷ lệ quy định. Hai bên giao thầu và nhận thầu cần thống nhất về thời điểm áp dụng đơn giá, hệ số và tỷ lệ theo quy định. Tổng hợp sự thống nhất này cần dựa trên các vấn đề sau:
- Xác định tổng giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động của công trình khi chuyển cho bên nhận thầu sử dụng để hoạch toán vốn đầu tư tăng hay giảm.
- Xác định tài sản cố định, phân loại chúng; tổng vốn đầu tư vào công trình là bao nhiêu;
- Xác định chi tiết vốn đầu tư gồm chi phí chuẩn bị và thực hiện
- Xác định chi phí thiệt hại không tính vào giá thiên tai, dịch bệnh;
Có thể thấy, tùy theo tính chất và quy mô công trình mà quy trình quyết toán được thực hiện một cách phù hợp nhất theo quy định hiện hành.
Quy định về quyết toán hợp đồng xây dựng
Theo Điều 22 về Quyết toán hợp đồng xây dựng – Nghị định 37/2015/NĐ-CP đã quy định quyết toán hợp đồng là xác định chính xác tổng giá trị của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu phải thanh toán cho bên nhận thầu. Điều này được xảy ra khi bên nhận thầu hoàn thành các công việc mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên nhận thầu lập hồ sơ quyết toán phải phù hợp với từng loại và giá hợp đồng. Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các nội dung sau:
- Lập bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng gồm giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành, công việc phát sinh ngoài phạm vi trong hợp đồng, giá trịnh thanh toán-tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu;
- Nhật ký quá trình thi công, hồ sơ hoàn công;
- Biên bản nghiệm thu toàn bộ công việc theo như hợp đồng thỏa thuận và công việc phát sinh;
- Tài liệu khác khi 2 bên thỏa thuận;
Cách làm hồ sơ quyết toán công trình xây dựng
Để lập hồ sơ quyết toán công trình, việc xác định nội dung và tính toán có thể dựa theo công việc lập một dự án:
Dựa vào hướng dẫn lập dự toán và quy trình hệ số điều chỉnh tỷ lệ chi phí tại thời điểm làm quyết toán cần tổng hợp các vấn đề:
- Xác định số vốn đã đầu tư gồm chi phí chuẩn bị và thực hiện. Xác định tổng số vốn đầu tư và các khoản thiệt hại.
- Tổng số vốn đầu tư tính vào công trình bằng tổng vốn đầu tư xây dựng, các chi phí thiệt hại được nhà nước cho phép thì không tính vào giá công trình.
Tính khối lượng xây dựng theo bản vẽ của các loại công tác, căn cứ vào đơn giá của địa phương để tính chi phí.
Theo quy định khoản 2 điều 147 luật xây dựng số 50/2014/QH13, căn cứ các nội dung sau để lập quyết toán công trình:
- Văn bản xác nhận các bên và cấp trên về khối lượng phát sinh ngoài hồ sơ;
- Hồ sơ hoàn công;
- Thông tư hướng dẫn về lập dự toán và quyết toán với định mức về tỷ lệ quy định chi phí;
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao từng phần, từng loại có xác nhận của cấp trên;
- Đơn giá chi tiết, giá ca máy, định mức dự toán chi tiết;
- Bảng giá vật liệu hàng tháng của liên Sở xây dựng – tài chính – vật giá địa phương. Vật liệu không có bảng thông báo thì dựa vào biên liên và hóa đơn;
Trên đây là thông tin và nội dung về hồ sơ quyết toán công trình xây dựng. Các quy định về quyết toán hợp đồng xây dựng. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể hiểu thêm thông tin về quyết toán công trình.