Ở bất kỳ quốc gia nào việc phát triển kinh tế xã hội luôn gắn liền với quá trình thay đổi trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đây là nền tảng đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế xã hội.
Công trình dân dụng, công trình công nghiệp là gì?
Công trình dân dụng là công trình xây dựng bao gồm nhà ở và công trình công cộng.
- Nhà ở gồm nhà riêng và chung cư.
- Công trình công cộng gồm công trình giáo dục, công trình thương nghiệp, công trình văn hóa, công trình y tế, nhà phục vụ giao thông, tháp thu phát thanh, phát sóng truyền hình, công trình thể thao, nhà làm việc, bến xe, khách sạn, nhà ga.
Công trình công nghiệp là nơi diễn ra các quá trình sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp gồm nhà xưởng, nhà điều hành y tế, sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, dịch vụ, giao thông,…và các công trình thoát nước, xử lý chất thải, cấp điện…
Hình ảnh công trình công nghiệp
Công trình công nghiệp bao gồm công trình khai thác dầu, khí, công trình luyện kim, công trình năng lượng, công trình sản xuất và sửa chữa chất nổ, công trình công nghiệp nhẹ, công nghệ công nghiệp điện tử tin học, công trình công nghiệp thực phẩm, công trình hóa chất dầu hỏa, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình cơ khí chế tạo.
Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp
Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị dựa vào thông tư 12/2012/TT-BXD về ban hành kỹ thuật quốc gia. Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc chung nhằm làm ơ sở xác định các giải pháp kinh tế kỹ thuật khi lập và xét duyệt dự án xây dựng. Để xác định cấp công trình phải được người quyết định đầu tư phê duyệt. Về nguyên tắc phân loại công trình dân dụng, công nghiệp được xác định theo công năng sử dụng. Trong từng nhóm phân loại bao gồm các công trình có tên gọi cụ thể.
Phân cấp công trình dân dụng
Đối với công trình dân dụng, công nghiệp không được nêu trong quy chuẩn thì việc phân loại công trình do các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định. Thông tư cũng quy định nguyên tắc về phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp. Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào tầm quan trọng, quy mô, yêu cầu kỹ thuật xây dựng, tuổi thọ của công trình và mức độ an toàn cho người và tài sản trong công trình đó. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất
Phân chia cấp công trình theo bậc chịu lửa
Trong một dự án xây dựng, các công trình có chức năng khác nhau thì có các cấp công trình khác nhau, ưu tiên cấp công trình ở mức cao cho khối công trình chính. Cấp công trình dựa vào các yêu cầu sau:
- Độ ổn định của công trình phù hợp với các tác động như ngập lụt do mưa bão, mực nước biển dâng, tải trọng gió, sạt lở, động đất, ăn mòn và các tác nhân bất lợi khác.
- Độ bền vững của công trình phải đảm bảo độ ổn định, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép, các công trình lân cận trong suốt thời gian thi công và đưa vào khai thác sử dụng.
- Vật liệu sử dụng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng, bền lâu, không bị biến dạng, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn sức khỏe.
Các loại công trình công nghiệp
Công trình công nghiệp được phân loại theo ngành sản xuất, bao gồm các ngành nghề sau:
- Công trình sản xuất vật liệu xây dựng: Nhà máy sản xuất xi măng; mỏ khai thác vật liệu xây dựng và các công trình sản xuất vật liệu/sản phẩm xây dựng khác.
- Công trình hóa chất:
- Công trình sản xuất sản phẩm phân bón; công trình sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật; công trình sản xuất sản phẩm hóa dầu; công trình sản xuất sản phẩm hóa dược; công trình sản xuất sản phẩm hóa chất cơ bản và hóa chất khác; công trình sản xuất sản phẩm nguồn điện hóa học; công trình sản xuất sản phẩm khí công nghiệp; công trình sản xuất sản phẩm cao su; công trình sản xuất sản phẩm tẩy rửa; công trình sản xuất sản phẩm sơn, mực in
Nhà xưởng và kho chứa
-
- Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; công trình sản xuất tiền chất thuốc nổ; kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
- Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo: Nhà máy luyện kim màu; nhà máy luyện, cán thép; nhà máy chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp; nhà máy chế tạo máy công cụ và thiết bị công nghiệp; nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ; nhà máy chế tạo máy xây dựng; nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ; nhà máy sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, tàu thủy, đầu máy tàu hỏa…); nhà máy chế tạo thiết bị điện- điện tử; nhà máy sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
- Công trình dầu khí:Nhà xưởng và kho chứa Các công trình khai thác trên biển (giàn khai thác và tàu chứa dầu); nhà máy lọc dầu; nhà máy chế biến khí; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học; kho xăng dầu; kho chứa khí hóa lỏng; tuyến ống dẫn khí, dầu; trạm bán xăng dầu; trạm chiết khí hóa lỏng; nhà máy sản xuất dầu nhờn; nhà máy tái chế dầu thải.
Đóng thành công giàn khoan Tam Đảo 01
- Công trình năng lượng: Nhà máy nhiệt điện; nhà máy cấp nhiệt; nhà máy cấp hơi; nhà máy cấp khí nén; công trình thủy điện; nhà máy điện nguyên tử; nhà máy điện gió; nhà máy điện mặt trời; nhà máy điện địa nhiệt; nhà máy điện thủy triều; nhà máy điện rác; nhà máy điện sinh khối; nhà máy điện khí biogas; nhà máy điện đồng phát; đường dây điện và trạm biến áp.
- Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản: Mỏ than hầm lò; mỏ than lộ thiên; nhà máy sàng tuyển, chế biến than; nhà máy chế biến khoáng sản; mỏ quặng hầm lò; mỏ quặng lộ thiên; nhà máy tuyển quặng, làm giàu quặng; nhà máy sản xuất alumin.
- Công trình công nghiệp nhẹ:
-
- Công trình công nghiệp thực phẩm: Nhà máy sữa; nhà máy sản xuất bánh kẹo, mì ăn liền; kho đông lạnh; nhà máy sản xuất dầu ăn, hương liệu; nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát; nhà máy chế biến khác.
Công trình công nghiệp thực phẩm
-
- Công trình công nghiệp tiêu dùng: Nhà máy xơ sợi; nhà máy dệt; nhà máy in, nhuộm; nhà máy sản xuất các sản phẩm may; nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da; nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa; nhà máy sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh; nhà máy bột giấy và giấy; nhà máy sản xuất thuốc lá; các nhà máy sản xuất các sản phẩm tiêu dùng khác;
- Công trình công nghiệp chế biến nông, thủy và hải sản: Nhà máy chế biến thủy hải sản; nhà máy chế biến đồ hộp; các nhà máy xay xát, lau bóng gạo; các nhà máy chế biến nông sản khác.
- Công trình dân dụng và công nghiệp luôn đem đến cho xã hội một đóng góp to lớn. Các công trình được tạo ra bởi sức lao động của con người, các vật liệu, thiết bị lắp đặt liên kết với vị trí đất tạo nên.