Khi xây dựng nhà ở người dân cần lưu ý đến những điều kiện và quy định gì? Luật xây dựng nhà ở là thông tin nhiều người cần được nắm rõ trước khi bắt đầu xây dựng và sửa chữa cho căn nhà của mình.
Điều kiện cấp giấy phép trong luật xây dựng nhà ở riêng lẻ
Để tuân thủ theo đúng pháp luật hiện hành, ngôi nhà được xây dựng phải quy kiểm định và cấp phép của cơ quan chức năng. Điều kiện cấp giấy phép trong luật xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị bao gồm:
- Đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật
- Xây dựng nhà ở riêng lẻ phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng. Với nhà ở riêng lẻ nằm trong tuyến phố khu đô thị đã ổn định và chưa có quy định chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với thiết kế của đô thị, quy chế quản lý quy hoạch hoặc kiến trúc được cơ quan nhà nước ban hành.
- Xây dựng phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định sử dụng được phê duyệt.
- Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014
- Ngoài ra cần phải đảm bảo được an toàn hạ tầng kỹ thuật, an toàn cho cả công trình và các công trình lân cận. Yêu cầu phải bảo vệ môi trường tránh xảy ra cháy, nổ. Thực hiện giữ khoảng cách an toàn đến với công trình dễ cháy và các công trình quốc phòng, an ninh. Xây hành lang bảo vệ thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông và khu di sản văn hóa.
Yếu tố an toàn hạ tầng kỹ thuật cần phải được đảm bảo
Với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn thì điều kiện xây dựng vẫn giống như tại đô thị. Tuy nhiên khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Quy định về xây dựng nhà ở
Bước đầu tiên để xây dựng nhà ở là khảo sát xây dựng. Tùy theo quy mô nhà ở mà việc khảo sát được thực hiện khác nhau. Với tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2 dưới 2 tầng thì chủ nhà tự thực hiện khảo sát xây dựng. Đồng thời chủ nhà sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng cũng như đảm bảo an toàn nhà ở và công trình lân cận. Với tổng diện tích lớn hơn 250m2 trên 3 tầng lầu, chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát để thực hiện khảo sát địa chất công trình.
Tiến hành khảo sát xây dựng
Quy định nặng ký thứ 2 đó là thiết kế xây dựng nhà ở. Đối với nhà có tổng diện tích sàn bằng hoặc nhỏ hơn 250m2 thì mọi tổ chức, cá nhân đều được thiết kế và chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của mình. Khi xây dựng nhà ở nông thôn 1 tầng có kết cấu đơn giản thì không bắt buộc phải lập bản thiết kế cụ thể. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250m2, hoặc nhà ở trong khu di sản văn hóa lịch sử hoặc trường hợp nâng tầng nhà ở thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng thực hiện.
Trường hợp nhà ở từ 7 tầng trở lên, chủ nhà phải gửi hồ sơ thiết kế đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp của chính quyền địa phương theo nghị định và thông tư của bộ xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng.
Hồ sơ để cấp phép xây dựng nhà ở
Việc được cấp thông tin và nắm rõ quy trình cấp phép xây dựng nhà ở sẽ giúp chủ đầu tư có sự chuẩn bị tốt nhất. Chủ đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng cần có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở theo từng trường hợp và từng loại công trình. Trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng nhưng không phụ thuộc vào chủ đầu tư thì phải có bản sao chứng thực hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
- Hai bộ bản vẽ thiết kế có đủ điều kiện năng lực thực hiện. Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới của lô đất. Bản vẽ bình đồ đối với công trình theo tuyến. Sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào với công trình có giao thông và thoát nước. Thực hiện bản vẽ các mặt bằng và các mặt cắt, mặt đứng. Bản vẽ mặt bằng móng và kết cấu chịu lực. Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm quyền đối với công trình thuộc danh mục được yêu cầu. Với công trình sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ vị trí và hạng mục cần cải tạo.
Minh họa bản vẽ thiết kế xây dựng
- Bản sao có chứng thực về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Các giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở với trường hợp sửa chữa, cải tạo với trường hợp chủ sở hữu ủy quyền thực hiện. Quyết định cho phép đầu tư xây dựng và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
- Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để được cấp phép xây dựng nhà ở là một phần tuân thủ luật xây dựng. Bên cạnh đó việc giấy tờ để cơ quan chức năng thẩm định và kiểm tra công trình xây dựng được an toàn hay không.
Diện tích được cấp phép xây dựng nhà ở
Theo quyết định 4/2008/QĐ-BXD quy định về diện tích được cấp phép xây dựng nhà ở như sau:
- Kích thước đất quy hoạch được xác định theo nhu cầu và đối tượng sử dụng. Diện tích đất được quản lý theo quy định về quản lý xây dựng ở khu vực lập quy định.
- Diện tích đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới. Diện tích tiếp giáp với đường lộ lớn hơn hoặc bằng 20m. Bên cạnh đó còn đảm bảo yêu cầu về kích thước tối thiểu diện tích xây dựng nhà ở gia đình từ 45m2. Có bề rộng lớn hơn 5m và chiều sâu lớn hơn 5m. Diện tích đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới. Diện tích tiếp giáp với đường lộ nhỏ hơn 20m2. Đảm bảo diện tích xây dựng từ 36m2, có bồ rộng từ 4m và chiều sâu từ 4m.
Khu quy hoạch xây dựng mới
- Chiều dài tối đa của dãy nhà liên tiếp hoặc riêng lẻ có 2 mặt tiếp giáp với đường chính trở xuống là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông hợp quy định về quy hoạch. Hoặc đường bộ với bề rộng tối thiểu 4m.
Ngoài ra với diện tích đất hẻm với lô đất dưới 15m2. Chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 3m thì chỉ cải tạo chứ không được xây dựng mới. Với chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên thì xây mới không quá 8.8m. Lô đất có diện tích từ 15m2 đến 36m2 thì nếu chiều rộng nhỏ hơn 2m thì được phép sửa chữa. Chiều rộng từ 2m đến 3m thì được xây dựng tối đa 2 tầng. Chiều rộng lớn hơn 3m thì được xây dựng tối đa 3 tầng.
Như vậy để tiến hành xây dựng cần thực hiện đúng theo quy định về luật xây dựng nhà ở. Có thể lưu ý diện tích đất của hình có phù hợp với pháp luật hay không trước khi xây dựng.