• Vật Liệu Xây Dựng
  • Công Ty Xây Dựng
  • Tin Tức
  • Tổng Hợp

Thợ Xây

Thợ Xây

Quản lý dự án xây dựng quyết định gì trong một công trình xây dựng

Tháng Mười Hai 21, 2022 by Thợ Xây

Việc hoàn thành mục tiêu của dự án đúng thời hạn với chi phí, chất lượng và thời gian mong muốn là điều mà mọi người hướng tới. Quản lý dự án xây dựng là cách giúp các chủ đầu tư theo dõi, kiểm soát và hoạch định được các mặt của dự án và đưa mọi thành phần tham gia vào.

Mục Lục Bài Viết

  • Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
    • Quản lý dự án ở giai đoạn hình thành và phát triển
    • Quản lý dự án ở giai đoạn tiền thi công
    • Quản lý dự án ở giai đoạn thi công
  • Lập kế hoạch quản lý dự án đầu tư xây dựng để làm gì?
  • Các bước quản lý dự án xây dựng
  • Tiêu chuẩn đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng
    • Tiêu chuẩn về định lượng
    • Tiêu chuẩn về định tính

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

Công tác quản lý dự án ngày càng được chú trọng, quản lý thể hiện được chất lượng công trình cũng như năng lực của đầu tư. Một dự án có yêu cầu cao về chất lượng hoặc được thiết kế theo quy mô thiết kế đòi hỏi một ban quản lý có năng lực và chuyên nghiệp. Đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển tại Việt Nam.

Theo quy định luật xây dựng 2014 nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, khối lượng công việc, chi phí đầu tư, tiến độ công việc, an toàn thi công, quản lý rủi ro, quản lý hệ thống công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ quy định nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

Các giai đoạn quản lý được mô tả theo một vòng dự án:

Quản lý dự án ở giai đoạn hình thành và phát triển

  • Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo dự án đầu tư.
  • Xác định tổng giá đầu tư, hiệu quả dự án đầu tư.
  • giải phóng mặt bằng, xây dựng đền bù.
  • Phân loại toàn bộ công việc của công tác dự án theo giai đoạn xây dựng công trình.

Quản lý dự án ở giai đoạn tiền thi công

  • Quản lý chung.
  • Tuyển chọn nhà thầu thiết kế và tư vấn phụ.
  • Soạn thảo hợp đồng và phương thức thanh toán.
  • Triển khai các thủ tục phê duyệt và thiết kế.
  • Tiến hành giai đoạn thi công.
  • Xác định, thẩm định dự toán.
  • Tạo hồ sơ đấu thầu, mời thầu.

Quản lý dự án ở giai đoạn thi công

  • Giám sát chất lượng, quản lý tiến độ thi công
  • Quản lý mức đầu tư, dự toán, thanh toán vốn
  • Soạn thảo hợp đồng, phương thức thanh toán
  • Quản lý dự án ở giai đoạn kết thúc
  • Bàn giao, nghiệm thu công trình
  • Lập hồ sơ quyết toán công trình
  • Bảo hành, bảo dưỡng và bảo hiểm cho công trình

Lập kế hoạch quản lý dự án đầu tư xây dựng để làm gì?

Phác họa bản kế hoạch tổng thể về dự án là một bản kế hoạch chỉ rõ các đối tượng và thành phần tham gia. Chủ đầu tư là người có vai trò quan trọng nhất và là người đi tìm các đối tượng khác như thầu chính, thầu phụ, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát,… Bản kế hoạch này chỉ ra các nhiệm vụ chung nhất cần thực hiện trong quá trình triển khai dự án. Đây là định hướng cho các bước đi tiếp theo. 

Mục tiêu của lập kế hoạch quản lý dự án đầu tư

Tạo lập kế hoạch tài chính thích hợp là điều cần thiết với các dự án vốn đầu tư có hạn. Bản kế hoạch này đi từ ngoài vào trong, từ hạng mục lớn đến những hạng mục nhỏ và chi tiết hơn. Trong quá trình dự trữ tài chính thì luôn phải có khoản dư để phòng trừ những trường hợp chi phí phát sinh.

Lập kế hoạch chi tiết và quản lý từng nhiệm vụ cụ thể đối với nhiệm vụ tổng quát như quản lý thi công, quản lý tiến độ, quản lý tài chính. Để dễ dàng theo dõi cần liệt kê các công việc cụ thể cần phải thực hiện.

Các bước quản lý dự án xây dựng

Có 7 bước quản lý dự án với vai trò hoạch định và định hướng công việc cần thực hiện. Các bước quản lý cần được đi theo đúng trình tự để tiến hành theo mục tiêu được đưa ra. Mục đích của việc này là giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

7 bước quản lý dự án xây dựng

Có sự thống nhất và cam kết giữa các bên: Trước khi triển khai công việc, cần phải đàm phán và đưa ra sự thống nhất. Duy trì sự thống nhất suốt dự án tránh xảy ra xung đột vì lợi ích của các bên. Đồng thời cam kết trên mặt pháp luật nhằm ràng các bên.

Xác định quy mô, mục tiêu của dự án: Xác định quy mô nhằm ước tính chi phí, nhân lực và các lĩnh vực liên quan. Xác định mục tiêu tổng thể từ đó xác định mục tiêu kỹ thuật và mục tiêu kinh doanh của dự án.

Xây dựng kế hoạch: dựa vào yêu cầu của khách hàng, chất lượng, chi phí. Lập bản mô tả chi tiết gồm: 

  • Chia dự án thành các giai đoạn nào?
  • Trong từng giai đoạn thực hiện những gì?
  • Ai sẽ thực hiện và thời gian bao lâu?
  • Thời gian bắt đầu và kết thúc nhiệm vụ?
  • Thành quả cuối cùng của mỗi nhiệm vụ?
  • Tổng chi phí cho dự án là bao  nhiêu?

Quản lý nội bộ: Điểm then chốt quyết định sự thành bại một dự án là con người. Người quản lý biết cách chọn lọc, tổ chức và có chính sách nhân sự. Việc này đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc. Về máy móc hoạt động và nguyên vật liệu cần đảm bảo sự an toàn. Sử dụng đúng cách và bảo trì theo thời hạn để bảo toàn giá trị và năng suất của chúng. Giảm thiểu tình trạng mất cắp máy móc và vật liệu.

Quản lý các nhà cung ứng, nhà thầu phụ: Nhà thầu phải đưa ra các thỏa thuận với các đối tác để có các yêu cầu rõ ràng, xác định tiêu chuẩn theo dự kiến và chuyển giao. Tránh các rủi ro về chất lượng, thời gian, mâu thuẫn trong giao hàng,…Duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng và nhà thầu phụ để nắm rõ cam kết đã thỏa thuận.

Quản lý truyền thông: Bất kể sự phát triển nào cũng cần truyền thông để tạo mối quan hệ giữa các bên và xử lý các rủi ro kịp thời. Bộ phận quảng cáo, marketing là người thường xuyên đưa các thông tin đến cơ quan báo chí và theo sát quá trình đưa tin của họ.

Đóng dự án: việc kết thúc một dự án gồm việc bàn giao, lưu hồ sơ và nhận phản hồi. Nếu dự án không thực hiện đúng quy trình sẽ để lại nhiều thiệt hại về tinh thần và cả vật chất cho cả tổ chức và cá nhân.

Tiêu chuẩn đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng

Chất lượng công tác quản lý được đánh giá dựa vào hai tiêu chuẩn về định lượng và định tính.

Tiêu chuẩn về định lượng

Mật độ khối lượng công việc được thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra để phục vụ cho nhu cầu phát triển vững mạnh của nền kinh tế xã hội. Công trình hoàn thành đúng tiến độ thì chất lượng quản lý hiệu quả. Công trình xây dựng hoàn thành chậm tiến độ chứng tỏ công tác quản lý chưa tốt ảnh hưởng đến chất lượng dự án.

Các chi phí cho cả dự án phải đảm bảo đúng chất lượng nhưng không vượt quá mức dự toán đưa ra. Đa số các công trình đều do nhà nước đầu tư nên nếu công trình quyết toán vượt qua mức dự toán thì công tác quản lý chưa được hiệu quả.

Số lượng công trình được đưa vào sử dụng đúng với tiêu chuẩn xây dựng và kèm theo sự tiện ích thì công tác quản lý dự án được đánh giá cao.

Tiêu chuẩn để đánh giá công tác quản lý dự án là hoàn thành đúng mục tiêu

Tiêu chuẩn về định tính

Đánh giá trình độ quản lý dựa vào năng lực quản lý nhân sự, quản lý chi phí, quản lý tiến độ, giám sát được quá trình thi công. Ngoài ra trình độ về khoa học cũng ứng dụng vào công tác quản lý dự án như các bản thiết kế, mô hình,.. Xây dựng hệ thống quản lý công nghệ để nâng cao chất lượng quản lý dự án, thúc đẩy tiến độ thi công nhanh chóng.

Ngoài ra, độ hài lòng của người dùng công trình công cộng quyết định sự thành công của quản lý dự án.

Vậy quản lý dự án không chỉ kiểm soát tiến độ mà còn tổ chức thực hiện dự án từ khâu xây dựng cho đến khi công trình đưa vào sử dụng. Đây là một bộ phận rất quan trọng khi có nhiệm vụ đại diện chủ đầu đầu tư để thực hiện toàn bộ dự án xây dựng.

  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

1 bể sika được bao nhiêu m2 - Cách chống thấm sika
1 Thùng Sơn Sika Chống Thấm Sơn Được Bao Nhiêu M2?
Những tiêu chuẩn phá dỡ công trình mới nhất hiện nay vừa cập nhật
Đơn Giá Thi Công Mái Tôn Trọn Gói Tại TPHCM 【Kèm 100 Mẫu Đẹp】

Danh Mục: Kiến Thức Xây Dựng

Previous Post: « Chứng chỉ hành nghề xây dựng thật sự có cần thiết không?
Next Post: Top 7 cửa hàng vật liệu xây dựng giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội »

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Top 9+ Loại Máy Thủy Bình Tốt Nhất & Được Nhiều Người Tin Dùng
  • 【Hướng Dẫn】+4 Cách Cắt Mica Thủ Công Đơn Giản & Chi Tiết Tại Nhà
  • Gạch Bê Tông Nhẹ Là Gì? ⚡️ Phân Loại & Đánh Giá Ưu Điểm Nổi Bật
  • 【Giải Đáp】Cấu Tạo Kệ Trung Tải Gồm Những Bộ Phận Gì?
  • 【Hướng Dẫn】Cách Thi Công Tấm Nhựa Ốp Tường Chuẩn & Chi Tiết A-Z

Chuyên mục

  • Công Ty Xây Dựng
  • Kiến Thức Xây Dựng
  • Mẫu Nhà Đẹp
  • Nội Thất
  • Tin Tức
  • Tổng Hợp
  • Vật Liệu Xây Dựng

Theo Dõi MXH

  • Email
  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • TikTok
  • YouTube

Quảng Cáo

Footer

Bài viết mới

  • Top 9+ Loại Máy Thủy Bình Tốt Nhất & Được Nhiều Người Tin Dùng
  • 【Hướng Dẫn】+4 Cách Cắt Mica Thủ Công Đơn Giản & Chi Tiết Tại Nhà
  • Gạch Bê Tông Nhẹ Là Gì? ⚡️ Phân Loại & Đánh Giá Ưu Điểm Nổi Bật
  • 【Giải Đáp】Cấu Tạo Kệ Trung Tải Gồm Những Bộ Phận Gì?
  • 【Hướng Dẫn】Cách Thi Công Tấm Nhựa Ốp Tường Chuẩn & Chi Tiết A-Z

Chuyên mục

  • Công Ty Xây Dựng
  • Kiến Thức Xây Dựng
  • Mẫu Nhà Đẹp
  • Nội Thất
  • Tin Tức
  • Tổng Hợp
  • Vật Liệu Xây Dựng

  • Địa chỉ: 31A Đường số 17, KP.3, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
  • lienhe@thoxay.com.vn

Copyright © 2023 · Thợ Xây